Quantcast
Channel: Quân Sự – Tin tức mới nhất –Đọc báo online 24h
Viewing all articles
Browse latest Browse all 46

Tàu sân bay Mỹ: Thiên hạ vô đối trên đại dương

$
0
0

Tàu sân bay Mỹ với sức mạnh tổng hợp từ vũ khí trang bị, chiến lược phòng thủ, tấn công đa dạng, cơ động tầm xa đã trở thành biểu tượng cho thực lực của nước Mỹ.

Tàu sân bay Mỹ đã có lịch sử hơn 100 năm kể từ khi phi công Eugene Ely của Hải quân Mỹ lái chiếc máy bay 2 tầng cánh Curtis bay lên từ tuần dương hạm hạng nhẹ USS Birmingham CS-2 ngày 14/11/1910. Chức năng của tàu sân bay thể hiện nổi bật ở năng lực tấn công với câu nói “Mỹ đánh thiên hạ dựa vào hải quân, hải quân lại dựa vào tàu sân bay”.

anh 1 tau san bay lop Ford cua My

Siêu tàu sân bay thế kỷ 21 Gerald R. Ford của Mỹ.

Căn cứ quân sự phía trước

Mặc dù phát triển tàu sân bay từ rất sớm nhưng trong thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ vẫn chú trọng phát triển hạm đội hải quân với các tàu pháo hạng nặng và chỉ coi tàu sân bay là lực lượng hậu cần, hỗ trợ. Tuy nhiên, với sự thay đổi của chiến tranh hiện đại, sau sự kiện Trân Châu Cảng, quân đội Mỹ đã nhanh chóng xây dựng hạm đội hỗn hợp lấy tàu sân bay làm nòng cốt nhằm giành quyền khống chế biển.

Cho đến thời điểm hiện nay, các Cụm tàu sân bay chiến đấu chủ lực (CVBG) của Mỹ vẫn được phát triển theo các nguyên tắc là sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng ngày hôm nay trong khi xây dựng khả năng chiến thắng trong tương lai, cung cấp sức mạnh răn đe, ảnh hưởng trên biển và chiến thắng trong thời đại bất trắc và cuối cùng là nhân tố con người, sẵn sàng chiến đấu và sử dụng các nguồn lực có trách nhiệm.

Trong môi trường tác chiến hiện nay, vai trò lớn nhất của CVBG là duy trì sự hiện diện phía trước. Duy trì sự hiện diện phía trước đối với hải quân Mỹ không chỉ là hiện diện mà nhấn mạnh đến hành động, có nghĩa là phản ứng nhanh chóng trước khủng hoảng và xung đột. Các tàu sân bay Mỹ được bố trí ở phía trước không dựa quá nhiều vào căn cứ quân sự và lãnh thổ quốc gia và có tính linh hoạt, cơ động cao. Với xu thế giảm bớt các căn cứ quân sự ở nước ngoài của quân đội Mỹ hiện nay thì tàu sân bay càng thể hiện vai trò căn cứ quân sự di động trên biển của mình.

Xét về mặt tác chiến, trong chiến tranh hiện đại, mấu chốt để tàu mặt nước giành thế chủ động trên chiến trường là giành được quyền khống chế trên không. Còn ưu thế lớn nhất của tàu sân bay là giành quyền khống chế trên biển mà máy bay căn cứ trên bờ không thể vươn tới. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay Mỹ là yểm hộ trên không, bảo vệ bản thân và toàn bộ hạm đội khỏi sự tấn công trên không của đối phương. Nếu như không có tàu sân bay, hạm đội chỉ có thể dùng phương thức phòng ngự bị động để đối phó với sự tấn công trên không của địch.

anh 2 tau san bay lop Nimitz cua Mỹ 1

Trong 10 năm tới, lớp Nimitz vẫn là hạt nhân của hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, sức mạnh chính của cụm tàu sân bay là thể hiện ở năng lực tấn công toàn diện vượt trội. Chỉ riêng trong chiến tranh Iraq năm 2003, cụm chiến đấu 5 tàu sân bay Mỹ không chỉ đảm nhận nhiệm vụ phong toả trên biển mà còn chi viện hỏa lực hiệu quả với hàng trăm lượt tiêm kích hạm không kích hay phóng tên lửa hành trình tấn công chính xác tầm xa.

Với sức mạnh của mình, ngoài vai trò là căn cứ quân sự nổi trên biển, tàu sân bay còn có khả năng răn đe, kiểm soát trên biển, đảm bảo an ninh hàng hải và đặc biệt là cứu trợ nhân đạo, đối phó thảm họa. Với hệ thống thông tin và chỉ huy tiên tiến, tàu sân bay không chỉ sử dụng làm trung tâm chỉ huy lâm thời trong đối phó thảm họa mà còn có năng lực không vận và các thiết bị y tế tại chỗ giúp hỗ trợ nhân đạo.

Nòng cốt của hải quân trong chiến tranh tương lai

Theo Lý luận tác chiến hải quân hiện nay của quân đội Mỹ, nước này xác nhận, năng lực cơ động và năng lực tác chiến của tàu sân bay đều có ưu thế tự nhiên hơn tàu mặt nước đơn thuần, có năng lực tác chiến hàng không, trong biên đội còn có tàu ngầm, có thể thực hiện tác chiến dưới nước. Vì thế, phương thức biên chế biên đội tàu sân bay hiện nay vẫn là phương tiện tác chiến tổng hợp tốt nhất và trong tương lai gần, Hải quân Mỹ vẫn lấy tàu sân bay làm hạt nhân tác chiến.

Hiện tàu sân bay Mỹ luôn tuân thủ nguyên tắc “Bố trí trọng điểm, tác chiến cơ động, chi viện lẫn nhau”. Tàu sân bay dựa vào công tác vận hành 1/3 thời gian thực chiến, 1/3 thời gian bảo dưỡng và 1/3 thời gian còn lại cho di chuyển và huấn luyện. Vì thế, trong thời bình, Hải quân Mỹ có thể đồng thời cơ động nhiều nhất 4 tàu sân bay tham gia tác chiến. Một khi xảy ra chiến sự, số lượng tàu sân bay mà Mỹ cần huy động luôn nhiều hơn 4 chiếc, điều này cần có thời gian “luân chuyển” điều chỉnh tàu sân bay trong nửa năm, thậm chí một năm, để bảo đảm khi chiến tranh xảy ra, có thể đưa càng nhiều tàu sân bay ra chiến trường.

Hải quân Mỹ dự định sẽ thường xuyên duy trì tác chiến khoảng 10-12 tàu sân bay cỡ lớn cả trong ngắn và dài hạn (khoảng 30 năm) để luôn bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Số lượng tàu sân bay này có thể bảo đảm cho Hải quân Mỹ đủ sức triển khai nhanh và triển khai theo kế hoạch các nhóm tấn công bên tàu sân bay ở tất cả các Hạm đội cũng như thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ đặt ra đã được xác định trong học thuyết quân sự quốc gia và Chiến lược Biển của Mỹ.

anh 3 tiem kich ham suc manh 1

Tiêm kích hạm, xương sống của tàu sân bay.

Cựu tổng thống Mỹ Bill Clintơn khi thị sát tàu sân bay Theodore Roosevelt năm 1993 đã để lại một câu nói kinh điển: “Khi từ khủng hoảng xuất hiện tại Wasington, câu hỏi đầu tiên của tất cả mọi người sẽ là hiện tàu sân bay nào đang ở gần địa điểm khủng hoảng nhất”.

Mới đây nhất, tháng 11/2013, Mỹ đã hạ thủy siêu tàu sân bay hiện đại nhất thế giới CVN-78 USS Gerald Ford tại thành phố Newport News, bang Virginia. Nghi thức này đánh dấu thời điểm nó chính thức được đưa vào biên chế. CVN-78 dài khoảng 333m, cao 77m, sàn đáp rộng 78m, lượng giãn nước trên 110.000 tấn, nặng gấp 400 lần tượng Nữ thần tự do và sử dụng hết khoảng 757.000 lít sơn màu xám chì, số sơn đủ dùng cho… 350 tòa Nhà Trắng.

Với cường độ tác chiến mức cao nhất, siêu tàu sân bay này có thể duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất động 220 lần chiếc tiêm kích hạm, tác chiến liên tục trong 5 – 7 ngày. Trong cường độ tác chiến mức độ trung bình, mỗi ngày nó có thể huy động 180 lượt máy bay, tấn công 1500 mục tiêu trong thời gian 1 tháng liền. USS Gerald R Ford có thể mang theo trên 90 máy bay các loại, bao gồm cả máy máy cánh cố định và trực thăng với đủ chủng loại cảnh báo sớm, tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử…

Đặc biệt, nó được trang bị “cặp song sát” là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35C và máy bay trinh sát/tấn công không người lái tàng hình (UCAV) X-47B. Hai loại máy bay chiến đấu tàng hình có và không người lái này sẽ giúp tàu sân bay lớp Ford có khả năng xuyên phá qua mọi hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới.

Trong 10 năm tới, hải quân Mỹ sẽ đóng ít nhất 3 tàu sân bay thuộc lớp Ford, trong đó tàu CVN-78 USS Gerald R. Ford đã hoàn thiện, tàu CVN-79 USS John F. Kennedy bắt đầu triển khai đóng mới và CVN-80 USS Enterprise. Về dài hạn, trong 50 năm tới, hải quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ các tàu sân bay lớp Nimitz bằng lớp Ford đóng mới, với thời hạn mỗi 5 năm hoặc ít hơn một chiếc, nhằm đảm bảo duy trì vị thế thống trị thế giới cho lực lượng hải quân Mỹ trong thế kỷ 21.

Đào Vũ / Skcd.com.vn


Viewing all articles
Browse latest Browse all 46

Trending Articles